Có thể nói, Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương là một trong những nữ sĩ hiếm hoi có nhiều tác phẩm văn học được lưu truyền trong nền văn học Việt Nam. Thơ của bà luôn đậm nét cá tính, phóng khoáng với tài khắc họa sâu sắc hình ảnh người phụ nữ Việt trong thời kỳ phong kiến. “Bánh trôi nước” chính là một bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách của bà. Hãy cùng nhau phân tích bài thơ bánh trôi nước qua bài viết dưới đây.

Hệ thống luận điểm
Để có thể phân tích không bị thiếu ý và mạch lạc, hệ thống luận điểm trước khi làm bài là một bước quan trọng không thể thiếu.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Đối với bài thơ “Bánh trôi nước” với vỏn vẹn 4 câu như trên, chúng ta có thể chia ra hai luận điểm chính để phân tích như sau:
- Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp cũng như danh phận của người phụ nữ phong kiến xưa
Dàn ý chi tiết phân tích bài thơ bánh trôi nước
Như đã được dạy học trên trường lớp, một bài văn lúc nào cũng cần có đủ ba đoạn mở bài, thân bài và kết bài. Đối với dàn ý phân tích bài thơ bánh trôi nước, bài viết cũng sẽ hướng dẫn bạn cách làm bài theo khung sườn như vậy.
Mở bài
Hai ý quan trọng trong phần mở bài không thể thiếu đó chính là giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm. Với bài thơ bánh trôi nước, bạn có thể khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương về năm sinh năm mất, giai đoạn sự nghiệp cũng như phong cách thơ của bà.
Tiếp theo, bạn dẫn dắt tác phẩm trên là một bài thơ tiêu biểu và khái quát nội dung chung của bài thơ trước khi phân tích tác phẩm trong phần thân bài. Một mở bài phân tích bài thơ Bánh trôi nước mà bạn có thể tham khảo như sau:

Bà Hồ Xuân Hương là một thi sĩ tài hoa có phong cách thơ vô cùng dân dã và mạnh mẽ, thường sử dụng hình ảnh người phụ nữ làm niềm cảm hứng bất tận. Mỗi một bài thơ dưới ngòi bút của bà luôn chứa đựng những ý nghĩa thâm thúy, sâu sắc bà đúc kết ra từ cuộc sống.
Đặc biệt là về những nỗi niềm và lòng căm phẫn đối với xã hội đương thời. “Bánh trôi nước” cũng là một bài thơ như vậy. Đến với bài thơ, ta sẽ bắt gặp tấm lòng son sắt thủy chung dẫu phải chịu lắm sự bất công, trái ngang của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân bài
Với hai luận điểm đã được hệ thống, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích như sau:
Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước
Nội dung luận điểm này được khắc họa rõ nét qua hai câu thơ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
- Vẻ ngoài của bánh trôi nước được Hồ Xuân Hương khắc họa qua hai từ “trắng”, “tròn”. Bởi lẽ, bánh trôi nước sử dụng bột nếp làm nguyên liệu, mang trên mình sắc trắng trong và hình hài đều đặn.
- “Bảy nổi ba chìm”: đây là quá trình chế biến bánh. Bánh trôi nước phải trải qua “bảy nổi ba chìm” dưới nước sôi để có thể tạo ra thành phẩm.
- “Tấm lòng son”: màu sắc đỏ thắm của nhân bánh trôi nước.
Về nghĩa đen, hai câu thơ trên đã phác họa lại toàn bộ hình ảnh của bánh trôi nước: về hình dáng, về cách thức làm bánh cho đến màu sắc của bánh.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp cũng như danh phận của người phụ nữ phong kiến xưa
Hai câu thơ đầu nhìn qua thì chỉ là miêu tả lại bánh trôi nước bình thường, nhưng thực tế lại ẩn dụ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam:
- “Thân em”: một tiếng gọi thân thương, kín đáo về người phụ nữ
- “Vừa trắng”, “vừa tròn”: Nét đẹp tinh khôi, duyên dáng và nhã nhặn mà người thiếu nữ mang lại
- “Bảy nổi ba chìm”: ám chỉ thân phận lận đận, khổ cực mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến. Họ phải “ngậm đắng nuốt cay” bao nhiêu nỗi vất vả, bao nhiêu sự thiệt thòi mà xã hội đương thời tạo nên bởi sự quan điểm bất bình đẳng về nam nữ.
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
- “Rắn nát”, “mặc dầu tay kẻ nặn”: ẩn dụ số phận của người phụ nữ được quyết định bởi “tay kẻ nặn”. Họ không có quyền mưu cầu hạnh phúc và phải chấp nhận vô điều kiện những gì mà cha mẹ hay chồng con áp đặt.
- “Tấm lòng son”: tức là sự thủy chung, son sắt đối với tình yêu, là vẻ đẹp thanh cao trong xương tủy của mỗi một người phụ nữ.
- Cấu trúc thơ “Mặc dầu” “mà vẫn”: nhấn mạnh tâm hồn son sắt của người phụ nữ Việt Nam dù họ phải đương đầu với biết bao bất công, tủi nhục.
Hai câu thơ cuối như khắc họa sâu sắc hơn nét đẹp từ trong tâm hồn của người phụ nữ, cũng như phần nào thể hiện sự cảm thông và thấu hiểu của bà Chúa thơ Nôm đối với mỗi số phận luôn bị phụ thuộc người khác của họ trong xã hội.

Nét độc đáo trong nghệ thuật
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
- Phép nhân hóa, ẩn dụ, điệp từ
- Ngôn ngữ: bình dị, thâm thúy, mang nhiều ý nghĩa
- Lối viết sáng tạo về tục ngữ, cách nói trong dân gian
Xem ngay video hướng dẫn để biết thêm chi tiết các bạn nhé!
Kết bài
- Khái quát lại toàn bộ nội dung và nghệ thuật mà bài thơ đem lại
- Mở rộng và liên hệ thêm những tác phẩm có nét tương đồng khác về vẻ đẹp của người phụ nữ trong nền văn học
Như vậy, bài viết đã hướng dẫn bạn phân tích bài thơ bánh trôi nước một cách chi tiết rồi đấy. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đem lại, bạn sẽ có thể tham khảo và phân tích bài thơ bánh trôi nước của bà Chúa thơ Nôm một cách hoàn hảo và đầy đủ nhất.